Cầu thang là một phần không thể thiếu được trong các công trình cao tầng. Nó không chỉ là nơi đi lại, kết nối các không gian trong ngôi nhà lại với nhau mà còn là điểm nhấn của công trình. Do đó, việc ốp đá cầu thang không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ, sự đa dạng, mới lạ của cầu thang mà còn đảm bảo độ bền với thời gian do đá ốp có khả năng chịu lực cao, không bị biến đổi khi chịu tác động từ môi trường bên ngoài. Vậy quy trình ốp lát cầu thang như thế nào là đúng tiêu chuẩn? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để bạn biết cách biến cầu thang nhà mình trở nên độc đáo, mới lạ nhé!
Có rất nhiều người phân vân có nên ốp lát cầu thang không? Bởi cầu thang được xây bằng bê tông cốt thép vốn rất chắc chắn, khả năng chịu lực vô cùng tốt. Tuy nhiên, tính thẩm mỹ của cầu thang bê tông không được đánh giá cao do nó chỉ có 1 màu vô cùng đơn giản. Điều này khiến vẻ đẹp của nội thất không gian ngôi nhà bị kéo xuống.
Có những gia chủ muốn tiết kiệm chi phí nhưng không muốn cầu thang nhà mình quá đơn điệu nên lựa chọn sử dụng bê tông màu. Nhưng đây không phải là lựa chọn lâu dài bởi thời gian sử dụng lâu thì màu sẽ biến mất. Hơn nữa, khi chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như bị đổ nước có màu sẽ không thể lau được làm mất đi tính thẩm mỹ của cầu thang.
Do đó, bạn nên ốp đá cho cầu thang của nhà mình. Đá ốp không chỉ nâng cao giá trị thẩm mỹ với sự đa dạng về màu sắc mà còn đảm bảo chất lượng của cầu thang. Nếu bạn lo về quy trình ốp lát cầu thang không đạt chuẩn thì có thể tham khảo những chia sẻ của chúng tôi dưới đây.
Mỗi loại đá sẽ phù hợp từng không gian riêng trong nhà nên bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ các loại đá dùng để ốp cầu thang và màu sắc của chúng.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đá ốp cầu thang với chất lượng, cách thiết kế, màu sắc và giá thành khác nhau. Loại đá được sử dụng nhiều nhất hiện nay là đá Granite tự nhiên và đá marble tự nhiên. Tuy nhiên, đá Granite được sử dụng nhiều hơn cả bởi nó không chỉ có giá thành phù hợp mà còn có độ cứng cao. Hơn nữa, vị trí ốp cầu thang không đòi hỏi sự đa dạng, phong phú của hoa văn mà chỉ cần màu sắc đồng đều và có tính chịu lực tốt.
Thông thường độ dày đá thường khoảng 3cm nhưng độ dày hợp lý nhất từ 2cm đến 4cm. Do đó, khi đặt đá tại các cơ sở sản xuất thì gia chủ nên chú ý vấn đề này. Nếu bạn ốp mặt bậc cầu thang bằng đá tự nhiên thì chi phí ốp sẽ rất cao. Chính vì vậy, bạn có thể kết hợp đá tự nhiên và nhân tạo để ốp cầu thang. Mặt bậc sẽ được ốp đá tự nhiên còn phần cổ bậc sẽ được ốp bằng đá nhân tạo. Như vậy vẫn đảm bảo được khả năng chịu lực của đá mà chi phí ốp sẽ rẻ hơn rất nhiều. Một trong những cách phối hợp được sử dụng nhiều nhất là mặt bậc được ốp bằng đá kim sa đen và cổ bậc ốp đá trắng sứ nhân tạo.
Ngoài việc chọn lựa loại đá dùng để ốp cầu thang thì màu sắc cũng là vấn đề vô cùng quan trọng cần được quan tâm để đảm bảo sự hài hòa về thẩm mỹ. Cầu thang giống như “xương sống” của ngôi nhà bởi đây là phần kết nối toàn bộ không gian trong nhà nên khi lựa chọn màu sắc đá cần phải xem xét kỹ lưỡng.
Để tổng thể không gian ngôi nhà hài hòa thì khi chọn gạch ốp lát cầu thang cần phải xem vị trí, kích thước và không gian nơi cầu thang như thế nào. Chẳng hạn:
Cầu thang không chỉ là nơi đi lại, gắn kết giữa các không gian trong nhà mà nó còn là điểm nhấn của cả công trình. Do đó, để đảm bảo được tính thẩm mỹ và chất lượng của cầu thang trong quá trình sử dụng thì không được phép xảy ra bất kỳ sai sót nào trong quy trình ốp lát cầu thang. Dưới đây là quy trình ốp lát cầu thang đầy đủ, chi tiết mà bạn đọc có thể tham khảo.
Để việc thi công diễn ra thuận lợi, nhanh chóng thì bước đầu tiên trong quy trình ốp lát cầu thang chính là chuẩn bị đầy đủ vật liệu, dụng cụ và thiết bị thi công như keo, thước, máy cắt đá, búa cao su,…
Tiến hành khảo sát khu vực thi công, đo đạc diện tích cầu thang cần ốp đá và vận chuyển vật liệu, thiết bị và dụng cụ đến khu vực thi công.
Trước khi sắp xếp đá vào các mặt của bậc thang, đội ngũ nhân công sẽ tiến hành định vị vị trí đá để ốp. Sau khi đã định vị được vị trí ốp đá cần sử dụng băng keo để dán xung quanh vị trí cần ốp. Điều này nhằm giữ cho vị trí xung quanh khu vực ốp được sạch sẽ, tránh làm ảnh hưởng chất lượng của cầu thang.
Tiếp theo đội ngũ nhân công sẽ sắp xếp từng miếng đá vào vị trí đã chuẩn bị trước đó và thực hiện trát keo lên đá. Lớp keo trước khi trát phải được hòa theo đúng tiêu chuẩn đã quy định. Lớp keo trát phải có độ dày dao động từ 3mm đến 6mm.
Dùng búa cao su đóng xuống theo đúng cao độ hoàn thiện đã xác định từ trước. Sau đó tiến hành kiểm tra độ chắc, độ đặc của lớp keo để đảm bảo đá sau khi ốp được chắc chắn, không bị xê lệch.
Sau khi ốp lát cầu thang xong cần chờ cho vữa và keo khô lại thì tiến hành chà ron. Sau đó vệ sinh khu vực thi công trước khi nghiệm thu.
“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” là câu nói mà ông cha ta luôn muốn con cháu ghi nhớ và làm theo. Dù việc lớn hay nhỏ thì đều cần tránh những điều phạm phải phong thủy nhất là trong xây dựng nhà ở. Bởi phong thủy nhà ở cũng ảnh hưởng không hề nhỏ đến vận khí, tài lộc, sức khỏe và thành công của các thành viên trong gia đình. Phong thủy khi ốp lát cầu thang sẽ phụ thuộc vào tuổi mệnh của gia chủ.
Cầu thang là một phần không thể thiếu được trong các ngôi nhà ống. Do vậy, gia chủ cần dành nhiều thời gian, tâm huyết của mình cho không gian nơi đây. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi về quy trình ốp lát cầu thang sẽ giúp bạn đọc nắm rõ được từng bước thi công và có thể chọn được loại đá phù hợp với không gian ngôi nhà của mình cũng như tuổi mệnh của gia chủ.
Mặc dù chỉ mới du nhập vào nước ta trong những năm gần đây nhưng mái Nhật lại dễ dàng được các gia đình Việt Nam đón nhận.
Phần lớn người dân không hiểu tại sao lại có nhiều công trình công cộng được xây lên như vậy. Bởi nó khiến môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sự di chuyển, đời sống sinh hoạt thường ngày của con người.
Cầu thang là một phần không thể thiếu được trong các công trình cao tầng. Nó không chỉ là nơi đi lại, kết nối các không gian trong ngôi nhà lại với nhau mà còn là điểm nhấn của công trình.
Cầu thang là một phần không thể thiếu được trong các công trình cao tầng. Nó không chỉ là nơi đi lại, kết nối các không gian trong ngôi nhà lại với nhau mà còn là điểm nhấn của công trình.